-
Độ nhạy cao, phạm vi hoạt động lớn
-
Có thể sử dụng đồng thời hoặc riêng rẽ 2 chức năng: Thu đo công suất và soi sợi quang (10km)
-
Màn hình màu LCD rộng, hiển thị rõ ràng
-
Có thể hiệu chỉnh hiển thị đơn vị đo (dBm) hoặc (xW)
-
Tiêu thụ nguồn điện thấp và có thể đo liên tục trên 120h
-
Thiết kế nhỏ gọn, vỏ cao su chống va đập
-
Tự động tắt máy sau 10 phút (tùy chọn).
Ứng dụng:
-
Bảo trì, lắp đặt trong hệ thống viễn thông
-
Bảo trì, lắp đặt trong hệ thống CATV
-
Kiểm tra sợi quang trong phòng thí nghiệm
-
Đo các loại sợi quang khác.
Hướng dẫn sử dụng máy đo công suất quang TL-560 kèm soi quang VFL 10km
Giao diện máy đo công suất quang TL-560 kèm soi quang VFL 10km
Máy đo suất quang TL560 kèm VFL 10km gồm có 1 màn hình LCD hiển thị và 5 nút/phím chức năng:
-
Nút/phím VFL: Bật tắt chức năng soi sợi quang bằng Laser (ánh sáng đỏ)
-
Nút/phím REF: Nút này dùng để lưu lại giá trị đo hiện hành (đơn vị dBm). Để lưu bấm giữ nút 3 giây, màn hình sẽ hiển thị thông báo lưu thành công
-
Nút dBm/W: Chuyển đổi đơn vị hiển thị dB, dBm hoặc xW
-
Nút λ: Lựa chọn bước sóng cần đo
Mở nắp đậy phía trên của máy, ta sẽ thấy có 2 đầu cắm, đầu cắm bên trái là để thu đo công suất, đầu cắm bên phải là để soi sợi quang bằng laser.
Máy đo công suất quang kèm VFL 10km TL-560
Đo công suất tín hiệu đường truyền Internet
-
Bật máy đo công suất quang TL-560
-
Lựa chọn bước sóng cần đo, mặc định là 1310nm
-
Kết nối máy đo với nguồn tín hiệu cần đo (kết nối trực tiếp hoặc qua dây nhảy quang có đầu phù hợp)
-
Màn hình sẽ hiển thị công suất với giá trị dBm
Chú ý: Giá trị công suất trong nhà thường ~20dBm, nếu công suất đo được thấp hơn ta cần phải kiểm tra lại đường truyền.
Cách sử dụng máy đo công suất quang TL560 để đo suy hao tín hiệu
Trước tiên ta cần có 1 nguồn phát quang Optical Light Source (máy phát công suất quang), đây là một thiết bị khá phổ biến trên thị trường. Hiện nay đã có một số máy đo công suất quang có tích hợp cả chức năng này.
Sơ đồ hướng dẫn đo suy hao quang
Bước 1: Đo công suất nguồn phát quang
-
Bật nguồn máy phát quang quang và lựa chọn bước sóng phát
-
Bật nguồn máy đo công suất quang và lựa chọn bước sóng cùng với bước sóng máy phát
-
Kết nối máy phát quang với máy đo công suất bằng dây nhảy quang (dây nhảy phải cùng loại với hệ thống đường truyền cần đo suy hao)
-
Khi kết nối xong, màn hình máy đo công suất quang TL560 sẽ hiển thị công suất của máy phát (giá trị dBm)
-
Nhấn phím dBm/W trên máy đo, khi đó giá trị dB sẽ hiển thị trên màn hình.
Bước 2: Đo suy hao tín hiệu quang
-
Kết nối máy phát quang, đường truyền cần đo suy hao với máy đo công suất quang kèm VFL 10km TL-560 theo sơ đồ bên trên.
-
Kiểm tra giá trị công suất hiển thị trên màn hình, so sánh với công suất máy phát quang đo được ở bước 1, từ đó ta sẽ tính ra được độ suy hao tín hiệu.
Sử dụng máy đo công suất quang kèm VFL để soi sợi quang
Máy đo công suất quang TL-560 có chức năng soi quang lên tới 10km. Để sử dụng chức năng này ta làm như sau:
-
Bật nguồn máy, mở nắp đậy phía trên
-
Nhấn nút VFL mở đèn soi lazer, lúc này đèn lazer màu đỏ sẽ sáng lên ở đầu cắm bên phải
-
Kết nối trực tiếp sợi quang cần kiểm tra vào máy (sợi quang đã gắn 2 đầu nối phù hợp) qua đầu cắm đang sáng laser của máy
-
Kiểm tra tín hiệu đèn laser ở đầu nối còn lại của sợi quang (đầu ra)
-
Máy đo công suất kèm soi quang này có 2 chế độ đèn laser: Không nháy và có nháy
-
Nhấn nút VFL để chuyển đổi giữa 2 chế độ nháy và tắt máy: Nhấn lần 1 để mở VFL (đèn laser sáng không nháy), nhấn lần 2 đèn laser sẽ nháy, nhấn lần 3 sẽ tắt VFL.
Sử dụng máy đo công suất kèm soi quang để soi sợi quang
Bạn nên xem thêm:
Vattuvienthonghcm.com cung cấp máy đo công suất quang TL-560 kèm soi quang 10km trên Toàn Quốc, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, ...