Máy đo công suất quang là gì?
Máy đo công suất quang còn được gọi là đồng hồ điện quang quang hay máy thu công suất quang, viết tắt là OPM (Optical Power Meter) là một thiết bị được sử dụng để đo công suất chính xác của các thiết bị quang (thiết bị mạng) hoặc đo công suất tín hiệu đi qua hệ thống cáp quang. Đây là một thiết bị quan trọng khi thi công các thiết bị nguồn phát, nguồn nhận, đường truyền quang học cũng như bảo trì, gỡ lỗi mạng cáp quang.
Máy đo công suất quang TL560
Phân loại máy đo công suất quang
Phân loại dựa vào độ phân giải
Phân loại đồng hồ điện quang hiện nay chủ yếu dựa vào độ phân giải từ 0,001dB cho tới 0,1dB. Ví dụ: Ở các phòng thí nghiệm, máy đo OPM được sử dụng có độ phân giải 0,01dB và độ phân giải 0,001dB có sẵn trên một số OPM thông dụng.
Lưu ý: Số liệu đo được trên máy thu công suất suang thường sẽ có chênh lệch nhất định so với thực tế, vì nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như độ dài của dây nhảy, đầu nối quang, ... Hầu hết các máy đều có sai số khoảng ±5%, hoặc ~0,2dB.
Phân loại dựa vào số chức năng
Để đáp ứng nhu cầu và tối ưu dụng cụ thi công mạng viễn thông, nhiều nhà sản xuất tích hợp thêm các chức năng cần thiết khác vào máy đo công suất quang. Dựa vào số lượng chức năng được tích hợp thêm, ta có thể phân loại máy đo OPM:
-
Máy đo OPM một chức năng: Đây là loại máy chỉ gồm có công dụng chính là đo công suất, đo suy hao công suất
-
Máy đo công suất quang đa chức năng: Tức OMM (Optical Multi-Meter), ngoài công dụ đo công suất ra, máy còn có thêm các chức năng khác như soi quang, đèn led, test mạng, ...
Máy đo công suất quang đa chức năng
Ứng dụng của máy đo công suất quang
-
Kiểm tra cường độ của tín hiệu laser trong cáp quang, thường được sử dụng với nguồn phát quang Optical Light/Laser Source (máy phát công suất quang), hoặc có thể được sử dụng một mình (một đầu của máy đầu cuối ánh sáng).
-
Sử dụng trong việc sản xuất, lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống đường truyền dẫn quang.
-
Kiểm tra độ suy hao của hệ thống cáp quang.
-
Kiểm tra chỉ số hoạt động của các bộ phận quang học (sợi quang, đầu nối, thiết bị quang, ...)
Cách sử dụng máy đo công suất quang
Giao diện máy đo công suất quang
Để sử dụng được một máy đo OPM, trước tiên cần phải biết những nút/phím chức năng trên máy đó. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy đo OPM và mỗi loại máy lại có các nút/phím chức năng riêng. Trong bài viết này, Vattuvienthonghcm.com chỉ đề cập đến loại máy đo điện quang có chức năng cơ bản là thu đo công suất, thông thường sẽ có các nút/phím sau:
-
Nút On/Off: Bật tắt máy
-
Nút Light: Bật tắt đèn màn hình
-
Nút Zero: Reset mày về 0
-
Nút dB: Dùng để đo công suất tương đối hay dùng trong phép đo suy hao (kết hợp với máy phát công suất)
-
Nút λ: Lựa chọn bước sóng cần đo
Đo công suất tín hiệu đường truyền Internet
-
Bật máy đo công suất quang
-
Lựa chọn bước sóng cần đo, mặc định là 1310nm
-
Kết nối máy đo với nguồn tín hiệu cần đo (kết nối trực tiếp hoặc qua dây nhảy quang có đầu phù hợp)
-
Màn hình sẽ hiển thị công suất với giá trị dBm
Chú ý: Giá trị công suất trong nhà thường ~20dBm, nếu công suất đo được thấp hơn ta cần phải kiểm tra lại đường truyền.
Cách sử dụng máy đo công suất quang để đo suy hao quang
Trước tiên ta cần có 1 nguồn phát quang Optical Light Source (máy phát công suất quang), đây là một thiết bị khá phổ biến trên thị trường. Hiện nay đã có một số máy đo công suất quang có tích hợp cả chức năng này.
Sơ đồ hướng dẫn đo suy hao quang
Bước 1: Đo công suất nguồn phát quang
-
Bật nguồn máy phát quang quang và lựa chọn bước sóng phát
-
Bật nguồn máy thu công suất quang và lựa chọn bước sóng cùng với bước sóng máy phát
-
Kết nối máy phát quang với máy thu công suất quang bằng dây nhảy quang (dây nhảy phải cùng loại với hệ thống đường truyền cần đo suy hao)
-
Khi kết nối xong, màn hình máy đo OPM sẽ hiển thị công suất của máy phát (giá trị dBm)
-
Nhấn phím dB trên máy đo, khi đó giá trị dB sẽ hiển thị trên màn hình.
Bước 2: Đo suy hao tín hiệu quang
-
Kết nối máy phát quang, đường truyền cần đo suy hao với máy đo công suất quang theo sơ đồ bên trên.
-
Kiểm tra giá trị công suất hiển thị trên màn hình, so sánh với công suất máy phát quang đo được ở bước 1, từ đó ta sẽ tính ra được độ suy hao tín hiệu.
Tham khảo thêm
Vattuvienthonghcm.com cung cấp máy đo công suất quang Toàn Quốc, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, ...